Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2017
Hình ảnh
"Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới" Authors:  Bích Thu Trong văn học đương đại Việt Nam từ sau năm 1975 có một giai đoạn được gọi là “tiền đổi mới”: 1975-1985. Mặc dầu văn học giai đoạn này được xác định là vận động trong “quán tính”, nghĩa là nó chưa vượt thoát ra khỏi phạm trù “sử thi và lãng mạn” của văn học cách mạng, nhưng đã có những động thái và dấu hiệu tìm tòi, bứt phá, mở lối được tạo nên bởi một số nhà văn có tư tưởng nghệ thuật mới mẻ, được gọi là đi tiên phong như Nguyễn Minh Châu. Ông là người âm thầm, kiên trì tìm kiếm hướng đi mới của văn học. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu viết trong khoảng 1976 đến 1984 đã là đối tượng cho một cuộc hội thảo rộng lớn, do báo Văn nghệ tổ chức năm 1985, đã rút ra được từ đó nhiều kinh nghiệm bổ ích cho sự phát triển văn học trong thời kỳ mới. Cũng trong giai đoạn có tính chất bước đệm này tiểu thuyết
Hình ảnh
"Văn hóa Thái và xu hướng phát triển văn hóa các dân tộc ở Tây Bắc" Authors:  Trần, Bình      Văn hóa là một hệ thống hữu c ơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá tr ình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Nền văn hóa Việt Nam đã hình thành và không ngừng phát triển qua hàng ngàn năm, trải qua nhiều biến cố nhưng nó ấy vẫn luôn được giữ vững và trau dồi bởi năm mươi tư dân tộc anh em với lòng yêu n ước và tinh thần đoàn kết nhất trí. Nếu như sự thống nhất do cùng cội nguồn đã tạo ra bản sắc chung của văn hóa Việt Nam thì tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những đặc trưng bản sắc riêng của từng vùng văn hóa . Và trong bài tiểu luận này, nhóm 1 xin được trình bày về một vùng văn hóa có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời nhất của Việt Nam với nhiều bản sắc riêng, đầy độc đáo: Vùng văn hóa Tây Bắc... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: h
Hình ảnh
"Một số đặc điểm trong sinh hoạt văn hóa của lưu học sinh Việt Nam tại liên bang Nga trong quá trình hội nhập hiện nay" Authors:  Nguyễn, Huy Mỹ   Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2016, Nhật Bản, Australia, Hoa Kỳ, Trung Quốc là những quốc gia hiện có nhiều du học sinh Việt Nam nhất. Tỷ lệ Du học sinh ở nước nào đang cao nhất?  Theo thống kế khảo sát của Bộ giáo dục đã đưa ra, số du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản là đông nhất, lên tới 38.000, chiếm 29,2%. Số du học sinh Việt Nam tại Australia đông thứ hai, với khoảng 31.000 sinh viên, chiếm 23,8%. Số lượng du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ đứng thứ 3, với khoảng 28.000, chiếm 21,5%. Số lượng du học sinh tại Trung quốc là 13.000, chiếm 10%. Số lượng du học sinh tại Anh là 11.000 chiếm 8,4%. Theo báo cáo của Chính phủ, trong tổng số lưu học sinh Việt Nam nói trên, Bộ GD-ĐT đang quản lý, cấp phát học bổng cho 5.519 lưu học sinh đi học có sử dụng ngân sách nhà nước tại 44 nướ
Hình ảnh
"Đô la hóa ở Việt Nam" Authors:  Hauskrecht, Andreas Đô la hóa  là tình trạng mà tỉ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm trên 30% trong tổng khối tiền tệ mở rộng bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ. Đô la hóa được phân ra làm 3 loại như sau: Đô la hóa không chính thức là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận. Ở những nước có nền kinh tế bị đô la hóa không chính thức, phần lớn người dân đã quen với việc sử dụng đồng đô la nhưng Chính phủ vẫn cấm niêm yết giá hàng hóa bằng đô la, cấm dùng đô la đối với hầu hết giao dịch trong nước. Đô la hóa bán chính thức hay còn gọi là đô la hóa từng phần là tình trạng đồng đô la ư được sử dụng như một đơn vị kế toán, phương tiện trao đổi, dự trữ giá trị và phương tiện thanh toán trong khi đồng nội tệ vẫn tồn tại và lưu thông. Đồng đô la có  chức năng như một đồng tiền hợp pháp thứ h
Hình ảnh
"Định hướng phát triển đào tạo Việt nam học ở Đại học Bắc Kinh" Authors:  Hàm, Man Tuyết Đại học Bắc Kinh (Peking University) , gọi tắt là “Bắc Đại” được thành lập năm 1898 với tên gọi lúc đầu là Kinh Sư Đại học đường, đây là trường đại học đầu tiên của xã hội cận đại Trung Quốc. Nói đến Đại học Bắc Kinh là người ta nhớ đến trường đại học của các chính trị gia lỗi lạc, các nhà  khoa học , nhà văn, nhà quản lý nổi tiếng như Mao Trạch Đông, Lỗ Tấn, Lý Đại Chiêu và Trần Độc Tú (người đồng sáng lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc), Hồ Thích, Hạ Vệ Phương… Cho đến nay trường luôn là trường trọng điểm của toàn quốc, góp phần trong việc đào tạo sinh viên, đào tạo nhân tài cung cấp cho nhu cầu phát triển đất nước. Phần lớn trong các cuộc xếp hạng các trường đại học Trung Quốc đều xếp Đại học Bắc Kinh trong nhóm các trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc. The Times Higher Education Supplement năm 2006 xếp hạng Đại học Bắc Kinh là trường đại học tốt thứ 14 thế giới, xếp