"Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới"

Authors: Bích Thu

Trong văn học đương đại Việt Nam từ sau năm 1975 có một giai đoạn được gọi là “tiền đổi mới”: 1975-1985. Mặc dầu văn học giai đoạn này được xác định là vận động trong “quán tính”, nghĩa là nó chưa vượt thoát ra khỏi phạm trù “sử thi và lãng mạn” của văn học cách mạng, nhưng đã có những động thái và dấu hiệu tìm tòi, bứt phá, mở lối được tạo nên bởi một số nhà văn có tư tưởng nghệ thuật mới mẻ, được gọi là đi tiên phong như Nguyễn Minh Châu. Ông là người âm thầm, kiên trì tìm kiếm hướng đi mới của văn học. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu viết trong khoảng 1976 đến 1984 đã là đối tượng cho một cuộc hội thảo rộng lớn, do báo Văn nghệ tổ chức năm 1985, đã rút ra được từ đó nhiều kinh nghiệm bổ ích cho sự phát triển văn học trong thời kỳ mới.

Cũng trong giai đoạn có tính chất bước đệm này tiểu thuyết với tư cách một thể loại rường cột của văn học cũng đã có những chuyển động theo tinh thần đổi mới. Những tác giả có công đưa tiểu thuyết nhập vào trào lưu đổi mới văn học trước hết phải kể đến Nguyễn Trọng Oánh với Đất trắng (2 tập, 1979-1984). Cái căn cốt của tác phẩm này là nhìn thẳng vào sự thật, viết sự thật về chiến tranh. Cho đến tận hôm nay thì tinh thần vì sự thật vẫn luôn là một nhu cầu thúc bách và thường trực của nhà văn. Nhưng trên quan điểm phát triển thì viết đúng sự thật cũng chưa phải là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành bại của văn học. Nói cách khác mới chỉ là yếu tố cần nhưng chưa đủ. Bản thân khái niệm “sự thật” trong văn học cũng luôn có biến động (sự thật sự kiện hay sự thật tâm hồn? sự thật phía ánh sáng hay phía bóng tối? sự thật có lợi cho nhân dân hay một nhóm lợi ích? vv và vv). Trung thành với sự thật chỉ mới là cảm hứng. Sự thành công của sáng tạo văn học/tiểu thuyết còn cần đến trước hết là tài năng của nhà văn...

Chi tiết mời các bạn tham khảo bài viết tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23792


 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này