Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2017
Hình ảnh
Nhận dạng tiền giấy dựa trên hình ảnh Authors:  Tuyết Nga Với định hướng mục tiêu không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu công nghệ mà phải tạo ra ứng dụng có giá trị thực tiễn lớn, nhóm sinh viên Khoa Công nghệ thông tin (CNTT), Trường Đại học Công nghệ đã thành công trong việc phát triển ứng dụng “Nhận dạng Tiền giấy dựa trên hình ảnh và tự động chuyển đổi tỷ giá” (Money Reader).   Khi đi du lịch tại một đất nước hay vùng lãnh thổ sử dụng một loại tiền tệ lạ, thông thường du khách phải mất một thời gian để làm quen với loại tiền tệ đó: phải nhớ mặt các tờ tiền, nhớ tỷ giá quy đổi sang những loại tiền tệ đã quen sử dụng. Qtrình này có thể sẽ tốn thời gian và trong thời gian đó, du khách phải đối mặt với nguy cơ bị lừa (bị trả tiền không còn lưu hành, quy đổi sai tỷ giá). Một số nước có hệ thống ghi số không giống với ký tự Latin, thoạt nhìn rất dễ gây ra nhầm lẫn cho du khách. Ngoài ra, ứng dụng còn cho phép người dùng lưu lại lịch sử tìm kiếm, đếm tiền bằng cách chụp
Hình ảnh
Đánh giá cảnh quan phục vụ xác lập không gian trồng cây ăn quả lâu năm tại tỉnh Sơn La Authors:  Phạm, Hoàng Hải Phạm, Anh Tuân Ở Sơn La, không chỉ có nhãn, bơ, mà nhiều loại cây ăn quả khác cũng đang thi nhau chạy đua ngang ngửa về giá trị kinh tế. Cây na, đại táo, cam ở huyện Mai Sơn; cây hồng giòn, mơ, mận ở Mộc Châu; cây xoài bản địa ở Yên Châu…, cây gì cũng đang cho thu nhập 300 - 400 triệu đồng/ha. Cây ăn quả đang lấn dần cây ngô, mía, sắn, thậm chí cà phê. Việc trồng - chặt của người dân nơi đây chẳng có gì là chuyện đáng bàn, miễn là cho giá trị kinh tế cao. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Sơn La, ngay trong 6 tháng đầu năm 2016, diện tích cây ăn quả của tỉnh này đã tăng vùn vụt hàng nghìn ha, trong đó cây xoài trồng mới trên 430ha; cây nhãn trồng mới gần 600ha; cây có múi trồng thêm 140ha; hồng giòn, bơ trồng mới trên 10ha… Title:  Đánh giá cảnh quan phục vụ xác lập không gian trồng cây ăn quả lâu năm tại tỉnh Sơn La Authors:  Phạm, Hoàng Hải Phạm, Anh Tuân Issu
Hình ảnh
Nữ giáo sư đầu tiên của ngành tâm lý học Authors:  Bùi, Thị Hồng Thái Tốt nghiệp đại học ngành Tâm lí học tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Sofia (Bulgaria) năm 1977. Nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Tâm lí học xã hội tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Sofia (Bulgaria) năm 1991. Được công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 2001. Được công nhận chức danh Giáo sư năm năm 2010. Thời gian công tác tại trường: Từ năm 1978 đến nay. + Đơn vị công tác: - Khoa Triết học, Bộ môn Tâm lí học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1978-1991). - Khoa Xã hội học - Tâm lí học (1992-1997). - Khoa Tâm lí học (từ năm 1997 đến nay). + Chức vụ quản lí: - Phó Chủ nhiệm Khoa Xã hội học - Tâm lí học (1994-1997). - Trưởng Bộ môn Tâm lí học xã hội, Khoa Tâm lí học (1998-2007). - Trưởng Bộ môn Tâm lí học Tham vấn, Khoa Tâm lí học (từ năm 2008 đến nay). - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phụ nữ, ĐHQGHN (2003-2013). Title:  Nữ giáo sư đầu tiên của ngành tâm lý học Authors:  Bùi, Thị Hồng Thái Keywords:  Nữ giáo sư;
Hình ảnh
Hàn Mặc Tử, "Trường thơ loạn" với sự hình thành khuynh hướng lãng mạn tượng trưng ở Bình Định 1932-1945 Authors:  Nguyễn, Toàn Thắng Hàn Mặc Tử (1912–1940) là nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra trường thơ loạn, trường thơ điên. Ông tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm. Ông cũng đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của chí sỹ này. Ông được Phan Bội Châu giới thiệu bài thơ Thức khuya của mình lên một tờ báo. Sau này, ông được một suất học bổng đi Pháp nhưng vì quá thân với Phan Bội Châu nên đành đình lại. Ông quyết định lên Sài Gòn lập nghiệp. Năm đó là 21 tuổi. Lên Sài Gòn, ông làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Công luận. Khi ấy, Mộng Cầm ở Phan Thiết cũng làm thơ và hay gửi lên báo. Hai người bắt đầu trao đổi thư từ
Hình ảnh
Hành trình trở về tuổi thơ - Một khuynh hướng của truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975 Authors:  Lã Thị Bắc Lý Tiến trình văn học dân tộc và thế giới cho thấy văn học “người lớn” và văn học “thiếu nhi” là những hiện tượng quan hệ lẫn nhau, cùng nằm trong một chỉnh thể thống nhất. Đó là hai dạng sáng tạo tương liên. Sau nhiều năm phát triển trong hoàn cảnh bất bình thường của chiến tranh, mang cảm hứng chung là động viên, ca ngợi cuộc trường kì kháng chiến thần thánh của dân tộc, bắt đầu từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, trong xu thế chung của văn học, các sáng tác cho thiếu nhi cũng dần trở về trạng thái phát triển bình thường với sự chuyển biến từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm hứng thế sự đời tư. Lúc này văn học viết cho tuổi thơ cũng đã có một cái nhìn thật hơn, sâu hơn, toàn diện hơn đối với cuộc sống. Sự nghiệp đổi mới cũng có vai trò quan trọng đối với sự chuyển hướng tích cực trong bản thân từng chủ thể sáng tạo - nhân tố quan trọng nhất của sự thay đổi d
Đặc điểm điều kiện địa hóa sinh thái của sá sùng (Sipuculus nudus) ở rừng ngập mặn Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Authors:  Nguyễn, Tài Tuệ Phạm, Thảo Nguyên Nguyễn, Thị Thu Huyền Trần, Đăng Quy Đặng, Minh Quân Nguyễn, Đình Thái Mai, Trọng Nhuận Sá sùng (Sipuculus nudus) là nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cao của người dân vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh học và môi trường sống nhưng chưa có nghiên cứu xác định đặc điểm địa hóa sinh thái, nguồn thức ăn và bậc dinh dưỡng của sá sùng. Điều này dẫn đến thiếu cơ sở khoa học để xây dựng các giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì sản lượng của nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định được đặc điểm địa hóa sinh thái của sá sùng tại rừng ngập mặn Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sá sùng sinh sống chủ yếu tại các bãi triều xung quanh rừng ngập mặn có thành phần trầm tích cát chiếm kho
Bàn về trình độ sáng tạo trong việc bảo hộ sáng chế đối với các bài thuốc cổ truyền của Việt Nam Authors:  Trần, Văn Hải Tóm tắt: Bài viết đề xuất giải pháp để các bài thuốc cổ truyền của Việt Nam đạt trình độ sáng tạo được cấp patent theo quy định của pháp luật, đồng thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với các bài thuốc cổ truyền, khi các quốc gia khác đang có xu hướng chiếm đoạt tri thức truyền thống. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, bài viết giải quyết các nhiệm vụ: - Phân tích các quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia khác, nhằm tìm ra những khác biệt, bất cập trong việc đánh giá trình độ sáng tạo của bài thuốc cổ truyền; - Phân tích một số trường hợp thực tiễn tại nước ngoài và tại Việt Nam khi đánh giá trình độ sáng tạo của bài thuốc cổ truyền, phân tích nguyên nhân dưới góc độ pháp lý dẫn đến việc một số đơn đăng ký sáng chế đối với bài thuốc cổ truyền của
Nhật vật và các biểu tượng Cây trong tiểu thuyết Cha và Con của I.Turgenex Authors:  Nguyễn Thu Thủy Cha và con là cuốn tiểu thuyết thứ tư của Turgenev, ra đời năm 1862, đúng vào giai đoạn cuộc tranh luận tư tưởng giữa các nhà quý tộc - tự do chủ nghĩa và các trí thức dân chủ cách mạng diễn ra gay gắt. Cảm nhận rõ “hơi thở và sức ép thời đại”, nói như lòi của Maupassant, “như những người lính thủy luôn cảm thấy giông tô" rất lâu trước khi nó xuất hiện, Turgenev đã nhận ra hạt giông của Cách mạng Nga ngay khi nó mới-nảy mầm từ lòng đất, trước khi những chồi non của nó vươn về hướng mặt tròi” [1; tr.71]. Với Cha và con Turgenev được xem là một trong những nhà văn đầu tiên đưa hình tượng người thanh niên dân chủ cách mạng vào vị trí nhân vật chính và cô" gắng đi tìm lời giải cho câu hỏi - họ là ai? Theo chiều hướng đó, tác phẩm, đương thời, cũng như sau này, được tiếp nhận chủ yếu là trên bình diện cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hai lực lượng xã hội hình thành ở Ng
Phân cấp quản lí tài chính đối với giáo dục phổ thông ở Việt Nam - Một nghiên cứu tình huống tại Hà Nội Authors:  Đỗ, Thị Thu Hằng Trần, Thị Bích Liễu Phân cấp quản lí tài chính nói chung và phân câp quản lí tài chính trong giáo dục nói riêng là một xu thế tất yếu trong quản lí nhà nước. Mấy thập kỷ gần đây, các nhà nghiên cứu ở nhiều nước đã chứng minh được rằng phân cấp quản lí tài chính trong giáo dục và các chính sách đa dạng của phân cấp quản lí tài chính giáo dục (PCQLTCGD) có nhiều tác động tích cực đến chất lượng giáo dục (CLGD). Nguyên nhân là đã tạo được quyền chủ động của nhà trường trong việc phân bổ kinh phí phù hợp với nhu cầu hoạt động, làm tăng hiệu quả sử dụng kinh phí trong hoạt động giáo dục. Ở Việt Nam, PCQLTCGD mới được thực hiện và điều kiện thực hiện việc phân cấp tài chính còn nhiều hạn chế. Bài viết này tập trung nghiên cứu đánh giá tác động của phân cấp tài chính đến CLGD trung học phổ thông (THPT) Việt Nam thông qua một nghiên cứu tình huống ở
Đóng góp của tâm lý học Vưgốtxki cho lý thuyết học ngôn ngữ thữ hai Authors:  Lê, Văn Canh In recent decades, many studies on second of foreign language acquisition have been undertaken worldwide within the framework of Vygotskian psychology. This paper highlights the contributions of Vygotskian psychology or the socio -cultural psychology with its central concepts of the zone of proximal development and social interaction asa psychological tool in the child's cognitive development to the insights into the nature of second language learning... Title:  Đóng góp của tâm lý học Vưgốtxki cho lý thuyết học ngôn ngữ thữ hai Other Titles:  contributions of vygotskian psychology to the theory of second language learning Authors:  Lê, Văn Canh Keywords:  Ngôn ngữ thứ hai;Tâm lý học Vưgốtxki Issue Date:  2006 Publisher:  H. : ĐHQGHN Series/Report no.:  Tập 22;Số 3 Description:  tr. 21-28 URI:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_