Bài đăng

Hình ảnh
Các kiểu kết cấu của truyện ngắn Pháp đương đại Kết cấu của tác phẩm văn học bao hàm mối liên hệ kết nối giữa các chương đoạn và cách thức bố cục nội dung tác phẩm. Đó là một yếu tố của hình thức tham gia thể hiện chủ đề nội dung và tư tưởng tác phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc biến tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ thuật. Do phải chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, đặc biệt là quan điểm mĩ học của các nhà văn, hình thức kết cấu của các tác phẩm văn học thường vô cùng đa dạng. Thông qua việc phân tích các tác phẩm đăng tải trên 25 số thường kì của Tạp chí Truyện ngắn Mới (1985-1992), bài viết này giới thiệu các dạng kết cấu thường gặp của truyện ngắn Pháp đương đại... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/57756
Hình ảnh
Năng lực giao tiếp liên văn hóa: Một mô hình đề xuất Trong bài viết này, năng lực giao tiếp liên văn hóa (ICC) được nhìn nhận như sự kết hợp giữa bình diện tri nhận và bình diện cảm nhận, có quan hệ tương tác động với bình diện hành vi. Các mô hình ICC khác nhau được trình bày, bàn luận một cách có phê phán và mô hình của tác giả được đưa ra giới thiệu... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/60316
Hình ảnh
Đa dạng các loài cá và tác động làm thay đổi cấu trúc thành phần cũng như nguồn lợi cá các thủy vực thuộc tỉnh Sơn La Tài nguyên nước mặt của toàn tỉnh Sơn La hàng năm vào khoảng 19 tỷ m3 chủ yếu từ nguồn nước mưa tích trữ vào hai hệ thống sông chính là: Sông Đà (đoạn chảy qua Sơn La dài 250 km); Sông Mã (đoạn chảy qua Sơn La dài 93 km). Bên cạnh 2 sông chính, tỉnh Sơn La còn có 35 con suối lớn, hàng trăm con suối nhỏ nằm trên địa hình dốc với nhiều thác nước. Thành phần loài cá trong hệ thống sông suối, hồ ao tỉnh Sơn La rất đa dạng và phong phú với khoảng có 157 loài thuộc 23 họ, 10 bộ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu khu hệ cá cũng như nuôi trồng và khai thác thủy sản tại đây còn rất hạn chế. Do khai thác tài nguyên thủy sản quá mức, do các sông suối bị ngăn cách bởi các đập thủy điện lớn nhỏ, tác động của biến đổi khi hậu làm thay đổi mực nước các sông, suối mà các loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế ngày một ít, giảm về số lượng cũng như kích cỡ cá thể. Các loài cá tự nh
Hình ảnh
Quyền riêng tư trên thế giới và ở Việt Nam Không được ghi nhận ngay từ đầu, chỉ được suy ra từ quyền bất khả xâm phạm nhà cửa, quyền riêng tư nhanh chóng trở thành quyền con người quan trọng trong hệ thống các quyền con người của một số quốc gia phát triển. Tiếp thu thành quả đó, Liên hợp quốc trang trọng ghi nhận quyền này trong Bộ luật Nhân quyền của mình. Với tư cách là quốc gia thành viên của nhiều Công ước quốc tế về nhân quyền, Việt Nam không chỉ ghi nhận, mà còn tìm nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền này trong một môi trường kinh tế chuyển đổi.... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/60541
Hình ảnh
Isolation and Selection of Bacteria Chemotactic to Chlorobenzene and Other Organic Chlorinated Compounds Nowadays, polluting compounds are commonly present in the environment, which seriously affect human’s health. However, the current methods for detecting these compounds are costly, expertise-requiring and technically complicated as well. Thus, in this work, we studied the applicability of the chemotactic responses of bacteria toward some popular polluting organic chlorinated compounds (e.g. chlorobenzene) in order to develop a biological method that is simple, economical, and time-saving to detect those compounds in environmental samples. From 169 bacterial strains isolated from different national parks such as Cuc Phuong, XuanThuy and Tam Dao, three bacterial strains (HTD 3.8, HTD 3.12 and HTD 3.15) having the capability of negative chemotaxis towards chlorobenzene could be selected. Among them, HTD 3.8 displayed a better response to chlorobenzene, with a threshold co
Hình ảnh
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus (Phanzer, 1797) và tìm hiểu sự gia tăng quần thể nuôi bằng thức ăn nhân tạo trong phòng thí nghiệm Authors:  Bùi, Minh Hồng Nguyễn, Thị Huyền Mọt khuẩn đen nuôi trên 4 loại thức ăn: cám gà, bột ngô, hỗn hợp (76% bột ngô + 17% cám gà + 7% men bia), phân gà trong điều kiện nhiệt độ 250C và độ ẩm 75% ở tủ nuôi côn trùng được nghiên cứu. Nghiên cứu này đã xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái, tấc độ gia tăng quần thể, và hàm lượng protein của sâu non. Mọt khuẩn đen có kích thước các pha phát dục lớn nhất nuôi thức ăn là bột ngô và nhỏ nhất thức ăn phân gà. Nuôi bằng thức ăn hỗn hợp: Vòng đời của mọt khuẩn đen dài nhất là 58,5 ngày, khả năng đẻ trứng cao nhất là 318,17 quả/cặp, tỷ lệ trứng nở lớn nhất 89,41%, tốc độ gia tăng quần thể lớn nhất r = 0,118. Nuôi bằng thức ăn phân gà: Vòng đời của mọt khuẩn đen ngắn nhất là 44 ngày, khả năng đẻ trứng thấp nhất là 201,03 quả/cặp, tỷ lệ t
Hình ảnh
Đánh giá khả năng hấp thu Cu(II), Pb(II), Cr(VI) trong môi trường nước của vật liệu Polyanilin biến tính với dịch và bã chiết cây Sim Authors:  Trần, Thị Hà Nguyễn, Quang Hợp Hoàng, Văn Hoan Lê, Xuân Quế Các vật liệu gốc PANi được tổng hợp bằng phương pháp hóa học dựa trên phương trình phản ứng giữa Anilin (ANi) và Amoni pesunphat (APS) trong môi trường axit H 2SO 41M (HCl 1M) có kết hợp cùng dịch chiết nước, dịch chiết cồn, bột, bã chiết nước của cây Sim. Kết quả nghiên cứu sơbộ đánh giá được khảnăng hấp thu Cu(II), Pb(II), Cr(VI) của vật liệu gốc PANi kết hợp với dịch chiết nước, dịch chiết cồn, bã chiết nước và bột cây Sim theo thời gian. Phương pháp phân tích nguyên tửhấp phụquang phổkế(AAS) được sửdụng đểxác định nồng độCu(II), Pb(II), Cr(VI). Khảnăng hấp thu của vật liệu gốc PANi đối với các kim loại trên cũng được so sánh và thảo luận... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/61467